Trong bài trước chúng ta đã tìm hiểu về HÃY TƯỞNG TƯỢNG NHIỀU VỀ MỤC TIÊU. Trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu về  việc THIẾT LẬP MỤC TIÊU MANG TÍNH THỬ THÁCH

THIẾT LẬP MỤC TIÊU MANG TÍNH THỬ THÁCH

Có rất nhiều câu chuyện và nhiều thành quả nghiên cứu chứng minh rằng: Trong mỗi con người đều đang ẩn chứa tiềm năng to lớn chưa được khai thác.

Học giả Mỹ William James đã nghiên cứu và phát hiện ra rằng: “Người bình thường mới chỉ phát huy được 1/10 khả năng của mình. Chúng ta mới chỉ sử dụng một phần rất nhỏ tiềm năng của mình…”

Vậy tại sao trong cuộc sống lại có sự khác biệt lớn đến vậy giữa mọi người?

Bên cạnh thái độ, mức độ nỗ lực những yếu tố liên quan tới giáo dục và môi trường sống thì mục tiêu cũng là một trong những yếu tố tạo nên sự khác biệt đó.

Độ khó của mục tiêu được quyết định bởi yêu cầu của con người đối với bản thân và kỹ năng hoàn thành mục tiêu. Nếu dám thách thức năng lực trình độ vốn có, khi gặp phải khó khăn, chúng ta sẽ biết cách áp dụng cách làm mới để giải quyết vấn đề. Sau quá trình học tập, năng lực của chúng ta sẽ được nâng cao, khi đó chúng ta đã vượt qua được bản thân.

Chỉ khi có ý thức tự giác tích cực, chúng ta mới hiểu về mình. Khi đó, chúng ta sẽ phát huy được khả năng to lớn của mình để hoàn thành những công việc phi thường.

Roosevelt từng nói: “Người kiệt xuất không phải là những người được ban cho tài năng thiên bẩm, mà là người biết cách phát huy khả năng của mình ở mức độ cao nhất.”

Khi còn đi học, Napoleon luôn bị coi là dốt nát. Tiếng Pháp và ngoại ngữ ông đều viết sai, kết quả học tập của ông rất thấp. Hơn nữa, thời niên thiếu ông còn là một cậu bé ngỗ ngược.

Trong cuốn tự truyện của mình, Napoléon viết: “Tôi là một đứa trẻ bướng bỉnh, lỗ mãng, không chịu thua bao giờ và không nghe lời bất cứ ai. Tôi làm cho mọi người trong gia đình hoảng sợ. Nhất là anh trai tôi, tôi đánh anh ấy, mắng anh ấy. Khi anh chưa kịp định thần, tôi phi thẳng vào anh như một con sói.” Không chỉ vậy, Napoléon còn đánh những cậu bé lớn tuổi hơn mình và thường khiến đối thủ run lẩy bẩy, trong khi ông chỉ là một cậu bé ốm nhom ốm nhách, mặt mũi xanh xao. Người nhà đều gọi ông là “tiểu nghịch tử”. Thế nhưng, có một niềm tin trong cậu bé này đang ngày một lớn lên. Ông mơ hồ nhận ra rằng mình rất khác người. Ông từng có cách nghĩ ngông cuồng: Những gì mà mình thích đều phải là của mình. Càng ngày ông càng quan tâm đến bản thân hơn. Ông thường chìm đắm trong suy tư, ông thích những toan tính phức tạp, ông đã học được cách kiềm chế với thái độ bình tĩnh và một cái đầu lý trí.

Lần đầu tiên ông kinh ngạc nhận thấy mình có khả năng suy nghĩ xuất sắc. Ông trở nên quyết đoán và nhạy bén, trong ông tràn đầy tinh thần chiến đấu. Một khát vọng mới đã thắp sáng lòng nhiệt tình của ông. Cho đến một ngày, ông tự nói với bản thân: “Ta có tố chất của một nhà quân sự xuất chúng. Quyền lực là thứ mà ta muốn có.” Khi ý thức về bản thân được hình thành, nó sẽ có tác dụng thúc đẩy rất lớn. Napoleon liên tiếp giành chiến thắng trong các trận đấu. Ông lên ngôi hoàng đế Pháp khi mới 35 tuổi.

“Người bình thường mới chỉ phát huy được 1/10 khả năng của mình. Chúng ta mới chỉ sử dụng một phần rất nhỏ tiềm năng của mình…” William James

Trong bài tiếp theo: “TIẾN THẲNG ĐẾN MỤC TIÊN QUYẾT KHÔNG DO DỰ